Cách chọn và bảo quản bánh Trung thu

Bánh Trung thu là loại bánh truyền thống được nhiều người yêu thích. Bánh Trung thu truyền thống thường được làm từ khá nhiều loại nguyên liệu khác nhau, và thường không sử dụng chất bảo quản nên không để được lâu. Chưa kể nhiều cơ sở làm bánh không hẳn đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều bạn làm và bán bánh online trong khoảng thời gian 3 – 4 tuần, không qua đăng ký, kiểm định. 

Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn cách chọn và bảo quản bánh Trung thu an toàn cho sức khỏe nhé.

Cách lựa chọn bánh Trung thu

Bánh Trung thu nướng:

Bánh nướng ngon thường có phần vỏ bánh vàng đều, độ bóng vừa phải ấn vào có độ mềm hơi đàn hồi, da bánh mỏng, khi cắt ra sẽ không bị vụn. Bánh quá bóng thường là đã để lâu.

Cách chọn và bảo quản bánh Trung thu

Bánh Trung thu nướng ngon

Bánh Trung thu dẻo:

Có lớp bột mỏng hơi phủ nhẹ trên bề mặt, khi ấn vào thấy mềm dẻo nhưng không dính, không nhão.

Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng:

Khi chọn, các bạn nên ưu tiên của các cơ sở uy tín, có kinh nghiệm làm bánh lâu năm. Không chỉ vụ Trung thu mà còn làm và bán bánh nướng, bánh dẻo cả vào các thời gian khác trong năm (phục vụ đám cưới, đám hỏi...). Sản phẩm tại các cửa hàng này không chỉ có hương vị truyền thống mà còn có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan y tế, có đầy đủ nhãn mác, địa chỉ liên hệ khi cần.

Thời hạn sử dụng:

Bánh Trung thu thường bắt đầu được sản xuất trước rằm cả tháng. Nếu bán không kịp, để lâu trong môi trường có độ ẩm cao sẽ rất dễ bị hư hỏng. Vì thế các bạn nên kiểm tra thời thạn sử dụng, đảm bảo bánh mới được sản xuất. Phòng trường hợp bạn mua về nhưng chưa ăn ngay (thắp hương hoặc đem biếu).

Địa điểm bán sạch sẽ:

Bánh cần được bày bán ở các địa điểm hợp vệ sinh, có đầy đủ thiết bị che đậy để tránh mưa nắng, bụi bẩn, côn trùng xâm nhập. Ngoài ra, khi mua bánh bạn cần sử dụng cảm quan của bản thân để đảm bảo bánh không bị biến dạng, không bị phồng, dập; Bao bì không bị rách; Màu sắc tươi tắn; Không có nấm mốc; Không có mùi lạ.

Cách chọn và bảo quản bánh Trung thu

Chọn bánh nhỏ vừa ăn

Chọn bánh vừa ăn:

Bánh Trung thu xưa thường được làm theo khuôn, một số bánh được làm lớn cỡ chiếc đữa đựng thức ăn (khoảng 20 cm). Hiện nay, bánh được làm với nhiều kích cỡ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Nếu gia đình bạn ít người thì nên chọn loại bánh có kích thước nhỏ để có thể ăn hết trong một lần, không để lâu, hoặc phải ăn cố cho hết.

Chọn bánh Trung thu cho người ăn kiêng:

Nếu trong gia đình có những người bị các bệnh như tiểu đường, mỡ máu thì bạn nên chọn các loại bánh nhạt cho người kiêng, ăn chay... để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý.

Chọn bánh có giá cả phải chăng:

Ngoài việc mua về ăn, bánh Trung thu còn là món quà tặng ý nghĩa cho người thân, đối tác. Giá cả của bánh từ vài chục nghìn đến cả chục triệu đồng một hộp. Bạn nên chọn bánh phù hợp với khả năng tài chính, ngon miệng, đẹp mắt, đủ để thể hiện tình cảm và sự tri ân của bản thân. Không nhất thiết phải mua bánh quá đắt!

Bảo quản và sử dụng bánh Trung thu

Cách chọn và bảo quản bánh Trung thu

Nên cắt nhỏ bánh trước khi ăn

Bánh Trung thu mua về cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mưa nắng, côn trùng. 

Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng, không nên vì tiếc rẻ mà ăn bánh đã quá hạn, bao bì không còn nguyên vẹn, có màu sắc khác thường, có mùi lại, hoặc có biểu hiện bị nấm mốc.

Khi ăn nên rửa tay thật sạch, sau đó dùng dao cắt bánh thành các miếng nhỏ trước khi ăn.

Không nên ăn quá nhiều bánh do đây là món ăn giàu đạm, đường, mỡ, hàm lượng calo rất cao.

Xem thêm: Các loại bánh Trung thu phổ biến

Thành phần dinh dưỡng trong bánh Trung thu, ăn sao cho đúng ?

 

Ai không nên ăn bánh Trung thu ?

Sau khi ăn bánh nếu có những biểu hiện bất thường về sức khỏe như đau bụng, khó chịu trong người... thì các bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám kịp thời, đề phòng trường hợp bị ngộ độc thực phẩm.

Bình luận/hỏi đáp

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Loading...
DMCA.com Protection Status