Bị táo bón kéo dài hoặc thường xuyên gặp các vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa; chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, cân bằng; vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, đúng cách…là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nứt kẽ hậu môn.
Triệu chứng kèm theo của bệnh nứt kẽ hậu môn là đại tiện khó khăn, đau đớn do vết nứt bị tác động rách ra, chảy máu; hậu môn hay bị ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu; hậu môn có mẩu da thừa do bị nứt, rách rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm.
Để điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả, chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp việc chữa trị nhanh đạt kết quả mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bệnh nhân đang điều trị nứt kẽ hậu môn càng phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ dưỡng chất để chống suy nhược cơ thể do những triệu chứng của bệnh gây ra; vừa đảm bảo các thực phẩm hàng ngày phải dễ tiêu hóa, nhuận tràng, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Trong thực đơn của người bệnh nứt kẽ hậu môn có 4 nhóm thực phẩm không thể bỏ qua, các bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ
Chất xơ là thực phẩm quan trọng nhất đối với hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, tiêu hóa dễ dàng, ngăn ngừa táo bón. Các thực phẩm nhiều chất xơ là: súp lơ xanh, các loại rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ; các loại trái cây như táo, cam, chanh, chuối chín, đu đủ chín…
Nhóm thực phẩm nhuận tràng, kích thích nhu động ruột
Các thực phẩm như rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau dền; các loại ngũ cốc nguyên hạt…rất nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đại tiện dễ dàng, không lo táo bón là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn.
Nhóm thực phẩm giàu chất sắt
Bệnh nứt kẽ hậu môn thường kèm theo triệu chứng bị chảy máu nhiều khi đại tiện, nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh bị mất máu; vì vậy các thực phẩm giàu chất sắt, bổ máu là rất cần thiết đối với người bệnh. Các thực phẩm giàu chất sắt gồm các loại thịt đỏ như thịt bò, củ dền, gan gà; một số loại thủy hải sản như tôm, cua, sò huyết…
Nước
Nước vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón. Không nhưng vậy, uống nhiều nước còn giảm các triệu chứng đau rát, sưng tấy, ngứa ngáy của bệnh nứt kẽ hậu môn.
Người bệnh nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, trà thảo mộc có tác dụng thanh lọc cơ thể, thải độc.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết nói trên, người bệnh cần chú ý tập luyện thể chất để kích thích các chức năng cơ thể, trong đó có tiêu hóa; vệ sinh hậu môn sạch sẽ; cố gang tránh ngồi lâu khi đại tiện; thư giãn cơ thể và tinh thần, tránh căng thẳng, lo âu stress…làm hạn chế hiệu quả điều trị.