Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Sức đề kháng chính là lá chắn, là chế độ phòng vệ của cơ thể chúng ta trước những tác nhân gây bệnh. Tăng sức đề kháng chính là cách chúng ta bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh xâm nhập, nhất là những nguy từ các loại virus, vi khuẩn…

Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại hai loại sức đề kháng, đó là sức đề kháng tự nhiên có sẵn ngay trong cơ thể từ khi chúng ta sinh ra và sức đề kháng tổng hợp do chúng ta tạo ra qua chế độ dinh dưỡng, luyện tập và tiêm vắc-xin. Cả hai loại đề kháng này đều rất quan trọng và có mối liên quan mật thiết, với cùng mục tiêu là giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.

Tuy nhiên, sức đề kháng tự nhiên sẽ có thể mạnh lên hoặc yếu đi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của cơ thể. Mà sức khỏe cơ thể thì lại phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, có thể nói chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cơ thể.

Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào có tác dụng làm tăng sức đề kháng? Đó là chúng ta cần ăn uống một cách khoa học, các bữa ăn phải đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, cần uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày; ăn nhiều chất xơ để tốt cho tiêu hóa; hạn chế ăn đường; hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá…; không ăn mặn; không ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn…

Cụ thể, các bạn nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể như gợi ý sau đây:

•    Rau xanh và trái cây tươi: đây là nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất; giúp cơ thể nâng cao chức năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, thanh lọc và thải độc.

Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Các loại rau xanh nên ăn thường xuyên là: các loại rau cải, rau ngót; súp lơ xanh; ớt chuông đỏ…Các loại quả tươi gồm đu đủ, chuối, bưởi, cam, quýt, chanh…Những loại rau quả này có hàm lượng vitamin C, B, E, D cao, giúp chống ô xy hóa; có nhiều chất xơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa.

•    Chất đạm: nên tăng cường ăn các loại thịt gia cầm, nhất là phần thịt trắng như ức gà, lườn gà; thịt nạc lợn; các loại thủy hải sản như tôm, cua, cá…có chứa nhiều protein dễ hấp thụ. Ngoài ra, các loại đậu; các loại hạt như lạc, hạnh nhân, hạt điều…; trứng, sữa đều rất tốt.

•    Các loại tinh bột tốt: tinh bột là thành phần cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể; tuy nhiên, loại tinh bột tốt, có tác dụng thúc đẩy chức năng chuyển hóa năng lượng là tinh bột còn nguyên cám, chứa nhiều chất xơ và viatamin như: gạo lứt, bánh mỳ đen, ngũ cốc nguyên hạt.

•    Các loại gia vị: gồm tỏi, gừng, hành, ớt…không chỉ là những gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn hàng ngày giúp món ăn ngon và hấp dẫn; mà còn có những tinh chất tốt như những vị thuốc thảo dược giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều loại bệnh do virus, vi khuẩn và các yếu tố môi trường như bệnh cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng…

Bình luận/hỏi đáp

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Loading...
DMCA.com Protection Status