Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp có diễn tiến âm thầm và thường chỉ phát hiện khi đã trở nặng. Nhiều người cho rằng để điều trị dứt điểm thoát vị cột sống thì phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trên thực tế đây là biện pháp khá rủi ro, để lại nhiều biến chứng, và chỉ được các bác sĩ lựa chọn khi không còn giải pháp nào khác.
Trong nội dung dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Những điều phải cân nhắc trước khi quyết định mổ thoát vị đĩa đệm, giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này nhé.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay
- Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau và chống viêm được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc cũng chỉ làm giảm các triệu chứng chứ không điều trị được dứt điểm bệnh. Thuốc cũng có thể gây tác động tiêu cực tới dạ dày khi sử dụng nhiều hoặc lâu dài.
- Vật lý trị liệu: Sử dụng các tác động vật lý như dòng điện, tia laser, sóng siêu âm, nhiệt độ, các bài tập vận động… để tác động lên cơ thể người bệnh, giúp giảm đau, phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu thường chỉ có tác dụng với bệnh nhẹ và thường được phối hợp với các phương pháp khác.
- Đông y: Sử dụng thảo dược, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để giảm đau, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Thường áp dụng cho người bệnh nhẹ, và đòi hỏi thời gian lâu, kiên trì áp dụng, và kết quả cũng tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân.
- Phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật trị thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến hiện nay gồm: Phẫu thuật cắt cung sau cột sống; Phẫu thuật cắt bỏ vi mô; Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo; Hợp nhất cột sống.
Việc áp dụng biện pháp điều trị nào cho người bệnh thoát vị đĩa đệm dựa trên kết quả khám, đánh giá mức độ tổn thương của bác sĩ. Trường hợp phẫu thuật thì sau 2 – 6 tuần người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng của bệnh giảm rõ rệt.
Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định cho người bệnh nặng hoặc các biện pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng. Một số biến chứng có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng: Có thể xảy đến với bất cứ ca phẫu thuật nào, thường là do dụng cụ phẫu thuật không được vệ sinh đúng cách hoặc người bệnh sau mổ giữ gìn không cẩn thận.
- Tổn thương thần kinh: Các tác động lên cột sống có thể làm tổn thương dây thần kinh, màng cứng quanh tủy sống. Nếu tổn thương tủy sống có thể bị liệt, còn tổn thương rễ thần kinh sẽ gây ảnh hưởng tới bộ phận mà dây thần kinh đó chi phối.
- Thoái hóa cột sống: Cột sống sau mổ không còn linh hoạt như lúc đầu, có thể bị thoái hóa nhanh.
- Đĩa đệm nhân tạo bị lệch: Người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật lại để điều chỉnh.
- Bệnh tái phát: Thống kê cho thấy tỉ lệ người bệnh bị tái phát thoát vị đĩa đệm cột sống là 5 – 15%.
Ngoài ra người bệnh còn có thể phải đối mặt với nhiều ván đề khác như: Yếu cơ vùng cột sống, xuất huyết trong, bại liệt…
Khi có triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống, cho dù là thoáng qua thì các bạn cũng nên nhanh chóng tới bệnh viện để được các bác sĩ thực hiện khám lâm sàng, chụp chiếu, từ đó xác định chính xác mức độ, tình trạng tổn thương, và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.