Thịt gà được xếp vào nhóm thịt trắng, giàu protein – là chất tạo thành cấu trúc tế bào và ảnh hưởng tới sự phát triển cả về cân nặng, chiều cao cũng như trí não của con người. Loại thịt này ít cholesterol hơn so với thịt đỏ, do đó người dùng ít có nguy cơ bị mắc các bệnh lý liên quan tới tim mạch.
Trong 100 gr thịt gà chứa:
- 199 calo
- 20,3 gr đạm
- 4.3 gr chất béo
- Nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP
- Khoáng chất canxi, phốt-pho
- Ngoài ra là beta-carotene, lycopene, retinol, alpha cao tốt cho mắt.
Trong Đông y, thịt gà được gọi là kê nhục (thịt gà trống là hùng kê nhục, còn thịt gà mái là thư kê nhục), có vị ngọt, tính ấm, và không độc. Gà lông trắng có tác dụng giúp điều hòa lại tỳ vị. Gà lông vàng tốt cho người bị mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Gà lông đó giúp làm ấm dạ dày và phổ, hỗ trợ trị các bệnh về máu. Gà lông đen bổ tỳ, trị yếu thận, điều hòa khí huyết, phong tốt, dùng bồi bổ cho phụ nữ sau sinh rất tốt.
Thịt gà có thể đem hầm với tam thất và lá dâu để bồi bổ; Hầm với hạt sen trị suy dinh dưỡng; Với đậu đỏ trị phù thũng; Với lá ngải cứu tốt cho phụ nữ bị gầy yếu, suy nhược, cơ thể xanh xao. Nấu cháo gà mái cũng là một món ăn bài thuốc trị liệt dương.
Nghiên cứu cho thấy thịt gà ở các vị trí khác nhau có giá trị dinh dưỡng khác nhau về lượng protein, mỡ cũng như các thành phần của mỡ. Trong đó ức gà được đánh giá cao nhất. Trong 100 gr thịt ức gà có 18 gr đạm, nhiều vitamin B có tác dụng rất tốt trong phòng ngừa đục thủy tinh thể cũng như trị các rối loạn về da, tăng cường miễn dịch, lượng chất béo cũng thấp. Thịt ở các vùng khác như đùi, cánh, cổ, nội tạng lại chứa nhiều cholestorol xấu, do đó nên hạn chế.
Dưới đây là những bộ phận của gà bạn không nên ăn nhiều:
- Nội tạng gà: Chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hại như dư luộng thuốc được sử dụng trong quá trình chăn nuôi, giun sán.
- Phao câu gà: Là bộ phận tập trung tuyến dịch bạch huyết, chứa rất nhiều vi khuẩn.
- Da dưới cổ: Cũng có nhiều tuyến dịch bạch huyết, cholesterol xấu.
- Đùi gà, cánh gà: Thịt ở đùi và cánh thường săn chắc, có nhiều gân và cơ, khá giòn nên được niều người thích. Tuy nhiên, đây là nhóm thịt nâu, nhiều cholesterol hơn so với phần ức. Ngoài ra, khiêm tiêm vác – xin phòng bệnh cho gà người ta cũng thường tiêm vào đùi và cánh, do đó không loại trừ khả năng tồn dư thuốc ở trong thịt.
Trên đây là một số chia sẻ về Những bộ phận của gà không nên ăn nhiều. Ở đây cần lưu ý là chúng ta nên hạn chế - nhất là với đối tượng bệnh lý chứ không phải là kiêng ăn hoàn toàn. Điều quan trọng nữa là khi mua thịt gà chúng ta lựa được thịt sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không phải gà thải loại hay chứa các hóa chất có hại cho sức khỏe !