Nhận biết chứng trầm cảm trước và sau kết hôn

Trầm cảm là trạng thái tâm lý bị rối loạn, nó khiến người bệnh luôn cảm thấy buồn bã, bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi và không còn hứng thú với mọi thứ xung quanh. Trong đó, trầm cảm trước và sau kết hôn là tình trạng đang diễn ra ngày càng phổ biến. Nguyên nhân là do áp lực tâm lý khi cuộc sống có những thay đổi đột ngột khiến người trong cuộc chưa thực sự sẵn sàng.

Những điều cần biết về rầm cảm trước hôn nhân

Thế nào là trầm cảm trước hôn nhân?

Hiện nay, rất nhiều cặp đôi khi chuẩn bị đám cưới của mình đã rơi vào trạng thái trầm cảm trước hôn nhân. Thậm chí một số cô gái khi nhận lời cầu hôn thì vô cùng hạnh phúc, vui vẻ nhưng lúc chuẩn bị đám cưới thì một trong hai người lại cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không còn cảm hứng với đối phương. Tâm trạng cáu giận, bồn chồn càng tăng khi tới gần ngày cưới, sự thay đổi cảm xúc đột ngột này được gọi là trạng thái trầm cảm trước hôn nhân.

Nhận biết chứng trầm cảm trước và sau kết hôn

Những nguyên nhân gây trầm cảm trước hôn nhân

- Do bị stress từ việc chuẩn bị đám cưới: Khi chuẩn bị cho đám cưới, cô dâu chú rể có rất nhiều việc cần thực hiện như sắm đồ đạc, chụp ảnh cưới, chọn trang phục cưới, đặt cỗ, nhờ người đỡ tráp, đặt thiệp cưới, mời cưới... Chính việc phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi đã vô tình trở thành áp lực khiến họ lo lắng, mệt mỏi, thậm chí bị stress nặng nề và dễ dẫn đến trầm cảm.

- Đưa ra quyết định đám cưới quá đột ngột và chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng: Nhiều cuộc hôn nhân diễn ra không xuất phát từ tình yêu, không có sự tự nguyện từ hai người mà có thể do cha mẹ sắp đặt hoặc thúc giục cưới. Đây cũng là yếu tố tạo áp lực tâm lý cho cô dâu chú rể tương lai khi họ chưa thực sự hiểu nhau và chưa sẵn sàng cho cuộc sống chung.

- Cảm giác lo lắng về cuộc sống mẹ chồng nàng dâu: Sau khi kết hôn, nhiều cặp đôi sẽ sống chung với gia đình chồng nên dễ xảy ra ám ảnh về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. 

- Lo lắng khi phải quán xuyến công việc nhà: Rất nhiều cô gái khi còn ở với bố mẹ đẻ đã được nuông chiều từ nhỏ, thậm chí không phải động tay chân vào bất cứ việc gì trong nhà. Điều này cũng tạo áp lực, lo lắng khi về nhà chồng sẽ phải gánh vác công việc, từ đó dẫn tới cảm giác sợ kết hôn.

- Lo lắng về hạnh phúc gia đình mới: Ngày nay, cuộc sống phát triển hiện đại, các phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ nên các thông tin về chuyện ngoại tình, bạo lực gia đình hay việc ly thân, ly hôn... được đăng tải rộng rãi. Điều này khiến nhiều cô gái cảm thấy sợ hãi và không muốn kết hôn.

- Sợ sự nghiệp sẽ bị ảnh hưởng sau khi cưới: Công việc luôn là áp lực đối với giới trẻ nên sau khi kết hôn họ thường lo sợ sẽ ảnh hưởng tới công việc. Đặc biệt là phụ nữ lo sợ sẽ giảm khả năng cạnh tranh vì sau khi kết hôn còn phải mang thai, sinh con.

Nhận biết chứng trầm cảm trước và sau kết hôn

- Lo sợ sẽ mất đi vẻ đẹp quyến rũ của thời con gái: Phụ nữ luôn thích cảm giác có người theo đuổi nhưng sau khi kết hôn thì điều này hầu như không còn nữa. 

- Chưa chắc chắn về tình cảm của mình và đối phương: Suy nghĩ đắn đo về tình cảm của bản thân hoặc cảm giác lo lắng người ấy có yêu mình thật lòng hay không, hai người có hợp nhau không, hôn nhân liệu có lâu bền không… sẽ gây ra cảm giác bồn chồn, lo lắng, lâu dần sẽ dẫn tới chứng trầm cảm trước hôn nhân.

Phòng tránh trầm cảm trước hôn nhân

- Hãy kết hôn khi bản thân đã thực sự sẵn sàng, đừng vì bất cứ lý do nào khác mà ép bản thân mình phải kết hôn.

- Kết hôn với người mình yêu và người đó cũng yêu mình.

- Nên dành thời gian trò chuyện trước với nhau về cuộc sống hôn nhân để có thể hiểu nhau nhiều hơn.

- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng thích nghi với cuộc sống gia đình mới.

- Làm quen với gia đình chồng tương lai, nhất là bố mẹ chồng để tránh bỡ ngỡ khi về sống chung.

- Tránh ôm đồm quá nhiều việc khi chuẩn bị cưới, nên cố gắng sắp xếp công việc hợp lý và có thể nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ.

- Tham gia các lớp học tiền hôn nhân để trang bị cho bản thân kiến thức và tâm lý vững vàng.

Nhận biết chứng trầm cảm trước và sau kết hôn

Chứng trầm cảm sau hôn nhân

Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau hôn nhân

- Chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân cả về vật chất và tinh thần nên dễ bị sốc khi bước vào cuộc sống mới.

- Kết hôn nhưng hai người không yêu nhau. Đám cưới không xuất phát từ sự tự nguyện mà do nhiều yếu tố bên ngoài tác động.

- Cưới do hoàn cảnh bắt buộc như cưới chạy bầu…

- Cô dâu chú rể chưa tự chủ được về tài chính mà vẫn phụ thuộc vào cha mẹ.

- Tổ chức lễ cưới quá hoành tráng, vượt quá khả năng tài chính của bản thân và gia đình.

- Những cãi vã, xung đột trong gia đình, mâu thuẫn giữa bố mẹ hai bên, quan hệ không tốt giữa mẹ chồng nàng dâu…

- Hy vọng quá nhiều về cuộc sống tân hôn lãng mạn nhưng sau khi kết hôn đã bị thất vọng do tính xấu của nhau lúc này mới lộ ra hoặc xuất hiện người thứ 3...

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau hôn nhân

Xuất hiện cảm giác buồn rầu, mệt mỏi, chán chường, ăn không ngon, ngủ không yên, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh… nhiều người còn có ý nghĩ muốn tự tử.

Xảy ra những xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng, khi không được giải quyết sẽ gây căng thẳng, thậm chí có thể dẫn tới ly thân hoặc ly hôn.

Chiu đựng quá nhiều tổn thương, đau khổ, tai tiếng về một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Luôn che giấu và tỏ ra là mình vẫn yên ổn, không bộc lộ cảm xúc thật của mình.

Bình luận/hỏi đáp

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Loading...
DMCA.com Protection Status