Một số nguyên nhân gây đau bụng thường gặp

Đau bụng là tình trạng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Trong đó, đa phần những nguyên nhân gây đau bụng đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đau bụng lại không tìm ra được nguyên nhân hoặc đó là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.

Trong bài viết này các bạn hãy cùng BingoFood tìm hiểu về Một số nguyên nhân gây đau bụng thường gặp nhé.

Một số nguyên nhân gây đau bụng thường gặp

Đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, với các cơn đau có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ, đến nhói hoặc co thắt, đau râm ran. 

- Một số nguyên nhân gây đau bụng thường gặp là: Do bị khó tiêu; Bị táo bón; Do có virus trong dạ dày; Phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt.

- Những nguyên nhân gây đau bụng khác ở những trường hợp nhất định: Người mắc hội chứng ruột kích thích; Trường hợp bị viêm tại đường ruột; Do bị ngộ độc thực phẩm; Bị dị ứng thực phẩm; Có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.

- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân ít gặp gây đau bụng: Những người không dung nạp đường sữa; Bị loét hoặc viêm vùng chậu; Trường hợp bị thoát vị bẹn hoặc bị sa ruột; Mắc sỏi mật hoặc sỏi thận; Bị lạc nội mạc tử cung; Do bị trào ngược dạ dày thực quản; Bị viêm ruột thừa; Trường hợp bị viêm túi thừa đại tràng; Người bị viêm loét dạ dày; Bị rối loạn tiêu hóa khiến đại tràng bị tổn thương; Bà bầu mang thai ngoài tử cung; Do gặp tác dụng phụ của thuốc.

Một số nguyên nhân gây đau bụng thường gặp

Những trường hợp đau bụng cần đi khám bác sĩ

Đối với trường hợp bị đau bụng nghiêm trọng, cơn đau liên tục hoặc tái phát nhiều lần, bị đau bụng mà không rõ nguyên nhân… cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị. 

Nếu bị đau bụng do chấn thương hoặc kèm theo cơn đau ngực thì cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi cơn đau bụng kèm theo các triệu chứng như: Có dấu hiệu bị sốt; Cảm thấy rất khát nước; Bị nôn mửa sau khi ăn khi tình trạng này kéo dài hơn 2 ngày; Bị mất nước, ít đi tiểu, nước tiểu sẫm màu; Không thể đi đại tiện, nhất là kèm theo tình trạng nôn ói; Bị đau khi tiểu tiện, hoặc đi tiểu rất nhiều; Khi chạm vào vùng bụng mềm cảm thấy mềm; Cơn đau bụng kéo dài trên 2 giờ.

- Ngoài ra, cơn đau bụng cũng có thể kèm theo các triệu chứng cảnh báo vấn đề bất thường của cơ thể, đó là: Xuất hiện tình trạng nôn ra máu; Khi đi tiêu bị ra máu hoặc phân đen; Người bệnh cảm thấy khó thở; Bị nôn ói liên tục; Có dấu hiệu bị sưng ở bụng; Xuất hiện vàng da; Phụ nữ đang mang thai.

Một số nguyên nhân gây đau bụng thường gặp

Phương pháp chẩn đoán những nguyên nhân gây đau bụng

Đau bụng do nhiều nguyên nhân gây ra, vì thế khi thăm khám bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng thể chất người bệnh. Trong đó, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi để tìm ra chính xác nguyên nhân gây đau bụng.

- Cơn đau bụng là đau dữ dội hay đau âm ỉ;

- Đau khắp bụng hay chỉ đau ở một khu vực cụ thể;

- Bị đau bụng suốt cả ngày hay cơn đau chỉ xuất hiện vào buổi sáng hoặc tối;

- Mỗi cơn đau bụng kéo dài bao lâu;

- Sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc uống rượu thì có bị đau bụng không;

- Nếu là phụ nữ thì có bị đau khi tới kỳ kinh không hoặc có đang mang thai không;

- Tình trạng đau bụng xảy ra bao lâu rồi;

- Cơn đau bụng có xuất hiện đau kèm ở lưng dưới, vai, háng hoặc mông;

- Có sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào không;

- Khi ăn hoặc nằm nghiêng có bớt đau không;

- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi nào;

- Gần đây có bị chấn thương không…

Sau tìm hiểu rõ thông tin, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân đau bụng như: Kiểm tra phân hoặc nước tiểu; Làm xét nghiệm máu; Cho người bệnh nuốt barium; Thực hiện nội soi; Chụp X-quang, siêu âm hoặc CT scan,... 

Một số nguyên nhân gây đau bụng thường gặp

Cách phòng tránh cơn đau bụng

Ngoài những nguyên nhân gây đau bụng nằm ngoài tầm kiểm soát, thì việc thay đổi những thói quen trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp phòng tránh được các cơn đau bụng.

- Hãy ăn chậm và nhai kỹ: Ăn chậm nhai kỹ giúp não bộ có thời gian để nhận ra tín hiệu đã no, không nên  ăn quá nhiều vì nó có thể gây đau dạ dày.

- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Một số trường hợp bị đau bụng giữa các bữa ăn bởi vì không có chất đệm cho axit trong dạ dày. Vì thế, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dạ dày không bị trống rỗng suốt thời gian dài.

- Ăn các loại thực phẩm lành mạnh: Tránh ăn tực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên rán, hoặc cay…vì nó  có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây hại cho ruột, dễ gây táo bón. Khi chọn thực phẩm nên ưu tiên bổ sung rau và chất xơ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày.

- Hãy lắng nghe cơ thể mỗi ngày: Khi có sự bất thường, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với sức khỏe.

- Hàng ngày cần uống nhiều nước: Nước sẽ giúp cơ thể giữ thức ăn di chuyển trong ruột dễ dàng. Không nên uống các chất kích thích hoặc soda vì cacbonat có thể gây đau dạ dàyhoặc khiến đầy hơi thải khí. 

- Rửa tay thường xuyên: Đây là cách để loại trừ virus, phòng tránh nguy cơ gây đau bụng do nguyên nhân như viêm ruột hoặc đau dạ dày.

- Tránh căng thẳng, stress: Tình trạng căng thẳng có thể khiến tim đập mạnh, bị đổ mồ hôi tay hoặc gây đau dạ dày.

Với những Một số nguyên nhân gây đau bụng thường gặp được chia sẻ trên đây, các bạn hãy lưu ý để chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé!

Bình luận/hỏi đáp

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Loading...
DMCA.com Protection Status