Chứng ợ hơi vào ban đêm có thể không gây nguy hiểm nhưng nó có thể khiến chúng ta bị thức giấc, gây ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, hãy cùng tham khảo một số mẹo để ngừng tình trạng ợ hơi vào ban đêm, giúp có được giấc ngủ ngon hơn và phòng tránh các bệnh lý liên quan.
- Kê gối đầu cao khi ngủ: Khi chúng ta nằm xuống, acid từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và gây ra chứng ợ hơi vào ban đêm. Cách khắc phục tình trạng này đó là sử dụng chiếc gối để kê đầu cao khi ngủ. Ngoài ra, nếu gối vẫn chưa đủ cao, có thể sử dụng các khối gỗ kê dưới chân giường để nâng đầu giường. Một cách khác đó là thay đổi tư thế ngủ, nằm nghiêng về bên trái có thể giúp tiêu hóa, làm dịu tình trạng ợ hơi vào ban đêm.
- Ăn bữa tối sớm hơn: Khi ăn quá no vào bữa tối sẽ tạo áp lực lên đầu van dạ dày thực quản. Đây chính là bộ phận có chức năng ngăn ngừa acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Do vậy, ăn tối no khi đi ngủ sẽ dễ mắc chứng ợ hơi vào ban đêm. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất hãy ăn tối cách 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ. Đây là khoảng thời gian cần thiết để dạ dày tiêu hóa thức ăn, giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng ợ hơi về đêm.
- Không ăn tráng miệng socola, cà phê: Ăn tráng miệng socola và cà phê sau bữa tối sẽ trở thành nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi vào buổi đêm. Ngoài ra, cũng cần tránh ăn một số loại thực phẩm khác vào buổi tối như cam quýt, hành tây, đồ uống có ga, thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc đồ ăn cay nóng… cũng dễ gây nên chứng ợ chua.
- Giữ tinh thần thư giãn và sảng khoái trước khi đi ngủ: Luôn giữ tinh thần thư giãn trước khi ngủ, tránh vận động mạnh vì nó có thể khiến tình trạng trào ngược axit trở nên tệ hơn. Tốt nhất, hãy đi bộ nhẹ sau bữa tối, thư giãn và tránh căng thẳng để ngăn ngừa chứng ợ hơi vào ban đêm.
- Lưu ý không ăn tối quá no và tránh cúi người về phía trước: Ăn quá nhiều vào bữa tối chính là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ợ chua về đêm. Do vậy, để cải thiện tình trạng này hãy chia nhỏ bữa ăn và giữ cân nặng ở mức cho phép để ngăn ngừa chứng ợ chua vào ban đêm. Tránh cúi người về phía trước, khi cúi người về phía trước sẽ khiến một số người bị ợ chua. Vì thế cần tránh cúi người, nhất là vào buổi tối để phòng tránh xu hướng bị ợ chua vào ban đêm.
- Chú ý với những tín hiệu bệnh được cảnh báo trước: Nếu có dấu hiệu ợ chua nhiều hơn 2 lần/tuần hoặc ợ chua liên tục, tốt nhất hãy đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Bởi vì, ợ chua nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, có thể gây loét dạ dày và một số vấn đề về cổ họng.
- Không uống rượu bia vào ban đêm: Để phòng tránh chứng ợ chua vào ban đêm không nên uống bất cứ đồ uống nào có cồn sau bữa tối. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia có thể gây tăng cân quá mức khiến chứng ợ hơi trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh ăn bạc hà sau bữa tối: Một số nghiên cứu cho thấy bạc hà làm giãn van dạ dày thực quản, nó khiến cho acid trong dạ dày dễ bị trào ngược vào thực quản. Do vậy, nhiều người đã bị ợ chua sau khi ăn bạc hà.
- Nhai kẹo cao su: Một cách khác giúp giảm nguy cơ ợ chua đó là nhai kẹo cao su không đường, không đường bạc hà trong 30 phút sau bữa ăn. Khi nhai kẹo cao su sẽ giúp cơ thể tạo phản ứng nuốt thường xuyên hơn, từ đó tăng khả năng rửa axit ra khỏi thực quản.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến gây ra chứng ợ chua,bởi các chất trong thuốc lá sẽ làm suy yếu van dạ dày thực quản.
- Ghi lại nhật ký thức ăn: Ghi lại chi tiết các loại thực phẩm đã ăn và uống, từ đó có thể tránh sử dụng thực phẩm đó trong vài ngày rồi dùng riêng lẻ từng loại để tìm ra nguyên nhân gây ra chứng ợ chua.
- Mặc đồ ngủ thoải mái khi đi ngủ: Mặc đồ ngủ thoái mái để tránh gây thêm áp lực cho dạ dày, làm tăng nguy cơ bị ợ chua. Khi đi ngủ nên mặc những chiếc quần chun và mặc quần áo ngủ rộng rãi để tạo sự thoải mái cho cơ thể khi ngủ.
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp: Cân nặng quá mức sẽ tạo áp lực lên van dạ dày thực quản, trở thành nguyên nhân gây ợ chua.