Mắc chứng giảm nhu động ruột dễ gây táo bón

Tình trạng táo bón được xác định khi có tần suất đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần. Táo bón xảy ra thường do 2 nhóm nguyên nhân bao gồm: Táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát. Trong đó, chứng giảm nhu động ruột chính là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất gây táo bón.

Tìm hiểu thông tin tổng quan về chứng táo bón

Thế nào là táo bón?

Tình trạng táo bón được xác định khi xuất hiện ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau đây:

- Tần suất đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.

- Khi đi đại tiện rất khó khăn với các biểu hiện như phân cứng, cảm giác bị tắc nghẽn hậu môn trực tràng.

- Sau khi đi vệ sinh nhưng vẫn cảm giác còn phân trong ruột.

- Có thể xuất hiện máu trong phân cứng.

Mắc chứng giảm nhu động ruột dễ gây táo bón

Nguyên nhân gây ra táo bón

Táo bón nguyên phát 

- Vận động ruột bình thường: Mặc dù phân di chuyển qua đại tràng bình thường nhưng vẫn khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện.

- Do vận động ruột chậm hoặc giảm nhu động ruột: Khi giảm nhu động ruột sẽ khiến phân di chuyển qua đại tràng chậm.Lúc này người bệnh không tạo được lực đẩy phù hợp để đưa phân ra khỏi trực tràng, đồng thời khi đi vệ sinh cơ nâng trực tràng và cơ thắt hậu môn không giãn ra được.

- Tình trạng chức năng sàn chậu bị rối loạn: Khi bị rối loạn chức năng sàn chậu, người bệnh luôn có cảm giác đi đại tiện không hết, thời gian mỗi lần đi đại tiện rất lâu, thậm chí phải dùng lực đè ở sàn chậu để đẩy phân ra ngoài.

Táo bón thứ phát

- Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Uống ít nước; Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ; Uống nhiều loại đồ uống kích thích gây lợi tiểu như cà phê, rượu, trà… Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật...

- Thường xuyên nhịn hoặc bỏ qua cảm giác đi đại tiện: Khi trực tràng chứa đầy phân, lúc này vỏ não sẽ được truyề đến cảm giác đi đại tiện. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhịn và thường xuyên bỏ qua cảm giác này sẽ khiến phân không được tống ra ngoài, lúc này phân sẽ bị hệ đường ruột tiếp tục hấp thu nước khiến chúng trở nên khô, cứng, như vậy sẽ càng khó thoát ra ngoài.

- Táo bón do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị parkinson, thuốc chẹn kênh Canxi, thuốc chống trầm cảm… khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây tác dụng phụ là táo bón.

- Do lạm dụng thuốc nhuận tràng: Trường hợp sử dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài sẽ khiến hoạt động của hệ cơ đại tràng bị giảm, nhu động ruột cũng giảm, từ đó tăng nguy cơ táo bón.

- Do mắc các bệnh lý: Bệnh nhân mắc các bệnh lý như parkinson, Hirschsprung, chấn thương đầu, tổn thương tủy sống, đột quỵ… sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón.

Mắc chứng giảm nhu động ruột dễ gây táo bón

Giảm nhu động ruột chính là yếu tố nguy cơ gây táo bón

Nhu động ruột là quá trình co bóp hình lượn sóng xuất hiện trong hệ tiêu hóa. Nó có tác dụng giúp cơ thể di chuyển, tiêu hóa và hấp thu chất dưỡng từ thức ăn. Quá trình này bắt đầu từ thực quản khi nuốt thức ăn, sau đó đến dạ dày, ruột non và kết thúc ở hậu môn. 

Quá trình hoạt động của nhu động ruột

- Tại thực quản; Nhu động ruột làm nhiệm vụ đẩy thức ăn xuống dạ dày.

- Tại dạ dày; Nhu động ruột sẽ co bóp để nghiền thức ăn thành kích thước nhỏ hơn giúp dễ dàng chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

- Tại ruột non: Tại đây, nhu động ruột được chia tành 2 giai đoạn là: Co bóp nhào trộn và co bóp đẩy. Giai đoạn này thức ăn sẽ được biến đổi và hấp thu hầu hết chất dinh dưỡng, chất cặn bã sẽ được đẩy xuống ruột già. Vì vậy, khi nhu động ruột bị phá vỡ sự hoạt động nhịp nhàng, sẽ làm rối loạn nhu động ruột, gây ra tình trạng như tăng nhu động ruột hoặc giảm nhu động ruột.

Mắc chứng giảm nhu động ruột dễ gây táo bón

Hậu quả khi bị giảm nhu động ruột

- Nhu động ruột giảm sẽ khiến thức ăn bị chậm tiêu, ăn không tiêu, gây đầy bụng khó tiêu.

- Thiếu lực đẩy phân và các chất cặn bã, gây tắc nghẽn trong ruột dẫn đến táo bón.

- Gây ra tình trạng đau bụng, chướng và căng tức bụng.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng giảm nhu động ruột

- Do chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng thiêu chất xơ, nhiều thực phẩm hứa mỡ động vật.

- Uống ít nước: Cơ thể thiếu nước sẽ làm giảm vận động nhu động ruột, đồng thời giảm hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Ít vận động:

- Do mắc các bệnh lý: Trường hợp mắc các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, parkinson... cũng dễ bị giảm nhu động ruột.

Mắc chứng giảm nhu động ruột dễ gây táo bón

Một số phương pháp giúp điều hòa nhu động ruột và phòng tránh táo bón

- Thay đổi chế độ ăn uống: Hãy bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, bột yến mạch, rau xanh, trái cây tươi…

- Uống đủ lượng nước cơ thể cần: Mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước, đặc biệt hãy uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng sẽ giúp điều hòa nhu động ruột của hệ tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa được chứng táo bón.

- Tập luyện thể dục mỗi ngày: Chăm chỉ tập các môn thể thao phù hợp như đạp xe, đi bộ, bơi lội... cũng sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

- Bổ sung cho cơ thể vi khuẩn có lợi probiotic: Các lợi khuẩn đường ruột như sữa chua, dưa muối… sẽ có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, điều hòa nhu động ruột. 

- Luôn giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan; Tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó tránh được tình trạng giảm nhu động ruột và phòng ngừa táo bón.

Bình luận/hỏi đáp

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Loading...
DMCA.com Protection Status