Lễ cúng Thần Tài

Với những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán thì ban thờ Thần Tài là không thể thiếu tại cửa hàng, công ty. Tuy nhiên, cúng Thần Tài như thế nào? Mâm cúng gồm những gì? Bài văn cúng ra sao?... Thì không phải ai cũng biết. Nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn sáng tỏ các vấn đề nêu trên nhé.

Thần Tài là gì ?

Thần Tài (Tài Bạch Tinh Quân) là một vị thần được biết tới nhiều trong văn hóa phương  Đông. Dân gian quan niệm, ai có Thần Tài trong nhà sẽ thuận lợi trên con đường kinh doanh, nhiều tài lộc.

Ở Việt Nam, nhất là trong miền Nam, Thần Tài thường được thờ cung cùng với ông Địa. Bàn thờ không ở vị trí cao như ban thờ Phật hay Tổ tiên mà thường được đặt thấp ở góc nhà hoặc cửa ra vào. Vật dụng sử dụng trong thờ cúng cũng đơn giản hơn.

Thông thường là một kệ nhỏ từ gỗ thường, xịn hơn là gỗ mít. Trên đề mấy chý "Tụ Bảo Đường", ở sâu phía bên trng là bài vị được viết bằng nhũ kim trên nền giấy đỏ. Nội dung là: "Ngũ phương Ngũ thổ Long thần - Tiền hậu địa Chủ Tài thần". Hai bên bà vị là câu đối được viết bằng chữ Hán, phiên âm Hán - Việt có nghĩa "Thổ Địa sinh bạch ngọc - Địa khả xuất Hoàng Kim", dịch nôm là "Đất đai sinh ra ngọc trắng; Đất có thể hiện ra vàng ròng". Ở trên đỉnh ban thờ là 2 ngọn đèn sáng. 

Lễ cúng Thần Tài

Ở bên trong bệ thờ là tượng của Thần Tài (bên trái) và Thổ Địa (bên phải). Việc cúng dường Thần Tài có thể diễn ra hàng ngày, nhưng ngày vía Thần Tài vào mùng 10 âm lịch hàng tháng sẽ được đặc biệt chú trọng.

Ngày vía Thần Tài cũng là ngày mà nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh chọn để khai trương, mở hàng. Một số nhà có điều kiện còn tổ chức múa lân. Vào này này cũng là ngày mà nhiều người ở Việt Nam đi sắm vàng đầu năm để cầu cho một năm làm ăn thuận lợi, có của ăn của để.

Lễ cúng Thần Tài

Lễ cùng Thần Tài vào những ngày thường khá giản dị, thường là có gì cúng nấy, thường là hoa quả, trái cây, có người còn châm điếu thuốc.

Ngày vía Thần Tài thì nên đầy đủ, gồm:
- Nến (đèn cầy)
- Hương (nhang)
- Nước: 3 cốc
- Rượu: 3 cốc
- Gạo tẻ
- Tiền - vàng - mã
- Muối hạt
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Tiền lẻ
- Xôi đậu xanh
- Bộ tam sên: Thịt luộc (thịt heo còn nguyên cả da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm luộc. Nếu có điều kiện có thể thêm cả cá lóc nướng, heo quay kèm bánh hỏi.

Lễ cúng Thần Tài

Khi bày bàn thờ nên đặt 1 hũ gạo, 1 hũ muối, 1 hũ nước ở đằng trước. Các hũ này không cần thay thường xuyên, lâu lâu thay 1 lần.

Bát nhang trên bàn thờ không nên xê dịch. Nếu cẩn thận thì khi đặt hướng bàn thờ và bát nhang có thể mời thầy, sau đó sử dụng keo nến để cố định bát nhang.

Dựa trên nguyên lý Đông bình - Tây quả, chúng ta sẽ đặt lọ hoa bên tay phải, trái cây ở bên trái. Các loại hoa thường dùng là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây tuy không cầu kì nhưng cũng nên đủ ngũ quả.

Tùy theo mỗi người mà ở gần ban thờ Thần Tài có thể đặt thêm linh vật Cóc 3 chân ngậm tiền (kim thiềm thừ) ở bên trái - cùng phía với Thần Tài, sáng quay ra kiếm ăn, tối quay vào.

Ở vị trí ngoài cùng có thể bố trí 1 tô sứ hoặc thủy tinh, nông, đựng nước, trong rải hoa.

Trên đây là những vật dụng để cúng vào ngày vía Thần Tài. Vào ngày thường thì cơ bản là có gì dùng nấy. Nước tuần thay 1 lần, hoa tươi cũng vậy. Trái cây thay  hàng ngày thì tốt, không thì vài ngày một lần. Ngoài ra là bánh kẹo. Quan trọng là lòng thành, mỗi sáng thắp nhang.

Lễ cúng Thần Tài

Văn cúng Thần Tài

Văn cúng Thần Tài khá đơn giản và ngắn gọn nhưng không thể thiếu. Qua đó gia chủ có thể gửi gắm những mong cầu của bản thân, cũng như lời tri ân đến 2 vị thần đã phù hộ cho gia đình được thịnh vượng, bình an.

Trước khi tiến hành khấn thì gia chủ nên ăn mặc trang nghiêm, rửa tay sạch sẽ, lòng thành kính.

Văn cúng Thần Tài hằng ngày

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, ông Địa - Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là... niên canh... , .... tuổi.

Ở tại ngôi gia, số... đường... quận... tỉnh (thành)... Việt Nam quốc.

Khấu xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa - Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được... (lời khấn để xin điều gì đó).

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ... (hứa hẹn tạ lễ).

Con xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa - Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Khấn xong, vái 3 cái.

Lễ cúng Thần Tài

Văn cúng Thần Tài ngày vía 10 Âm lịch

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là... ngụ tại... 

Hôm nay là ngày... tháng... năm... 

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Khấn xong, vái 3 cái.

Qua các nội dung chia sẻ trên đây hy vọng các bạn hiểu hơn về mâm cúng Thần Tài, cách chuẩn bị chu đáo, thể hiện được sự thành tâm. Từ đó làm ăn hanh thông, thuận lợi. 

Bình luận/hỏi đáp

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Loading...
DMCA.com Protection Status