Đau cơ xơ hóa có liên quan tới hội chứng ruột kích thích

Tình trạng đau cơ xơ hóa và hội chứng ruột kích thích là những rối loạnliên quan đến các cơn đau mãn tính. Trong đó, đau cơ xơ hóa có mối liên quan trực tiếp tới hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tìm hiểu triệu chứng của đau cơ xơ hóa và hội chứng ruột kích kích

Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa xảy ra với các triệu chứng ở phụ nữ nghiêm trọng hơn ở nam giới. Phụ nữ mắc đau cơ xơ hóa thường bị đau lan rộng, kèm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích và cảm thấy mệt mỏi nhiều, đặc biệt là vào buổi sáng.

Ngoài ra, khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh có thể khiến chứng đau cơ xơ hóa nặng hơn.

Đau cơ xơ hóa có liên quan tới hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích 

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là bệnh đại tràng co thắt. Đây là một nhóm các rối loạn chức năng đường tiêu hóa, có thể là mãn tính hoặc do tái phát. Hội chứng ruột kích thích xảy ra khá phổ biến, với khoảng 15 – 20 % tỷ lệ mắc bệnh.Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích là những người trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi và phụ nữ.

- Nguyên nhân gây bệnh:  Hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã đưa ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Do tình trạng stress; Chế ăn uống không khoa học; Trường hợp bị nhiễm trùng ruột...

- Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích: Một số triệu chứng phổ biến nhất của chứng ruột kích thích là: Người bệnh bị đau bụng ít nhất 1 ngày/tuần và trong khoảng thời gian 3 tháng; Có sự thay đổi số lần đi đại tiện và hình dạng phân; Có dấu hiệu đi tiểu khó, tiểu gấp; Phụ nữbị rối loạn kinh nguyệt; Xảy ra các cơnđau cơ, đau lưng; Xuất hiện tình trạng nhức đầu, mất ngủ, thậm chí là bị trầm cảm; Có dấu hiệu bị rối loạn vị giác; Triệu chứng hen phế quản; Người bệnh thường có cảm giác chóng mặt, đau ngực...

Đau cơ xơ hóa có liên quan tới hội chứng ruột kích thích

Những yếu tố nguy cơ gây đau cơ xơ hóa

Một số nguyên nhân có thể khiến cơn đau cơ xơ hóa bùng phát 

- Trường hợp bị căng thẳng;

- Trường hợp gặp chấn thương;

- Do mắc bệnh lý, chẳng hạn như cảm cúm;

- Não bị mất cân bằng các chất hóa học cũng có thể khiến não và hệ thần kinh hiểu sai hoặc có những phản ứng quá mức khi gặp tín hiệu đau bình thường.

Một số yếu tố nguy cơ gia tăng các triệu chứng bệnh đau cơ xơ hóa

- Yếu tố giới tính: Tình trạng đau cơ xơ hóa đa phần được phát hiện ở phụ nữ, tuy nhiên hiện vẫn chưa xác định rõ ràng sự chênh lệch giới tính này.

- Yếu tố tuổi tác: Những người ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi là nhóm người có nguy cơ cao bị đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh này.

- Tiền sử gia đình: Những người mà trong gia đình có người thân thiết bị đau cơ xơ hóa thì người đó cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

- Do bệnh tật: Những ngườimắc bệnh lupus hoặc RA có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị đau cơ xơ hóa.

Đau cơ xơ hóa có liên quan tới hội chứng ruột kích thích

Tình trạng đau cơ xơ hóa có liên quan tới hội chứng ruột kích thích

Theo số liệu thống kê của một số nghiên cứu, tình trạng đau cơ xơ hóa xảy ra ở 60% những người mắc hội chứng ruột kích thích. Trong khi đó, có tới 70% người bị đau cơ xơ hóa xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Đặc điểm lâm sàng chung của đau cơ xơ hóa và hội chứng ruột kích thích, bao gồm:

- Cả hội chứng ruột kích thích và đau cơ xơ hóa đều có các triệu chứng đau mà không thể sử dụng những bất thường về sinh hóa hoặc cấu trúc để giải thích.

- Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

- Căng thẳng là yếu tố chính gây ra các triệu chứng bệnh.

- Hội chứng ruột kích thích và đau cơ xơ hóa đều khiến giấc ngủ bị xáo trộn và mệt mỏi.

- Có thể áp dụng liệu pháp tâm lý và liệu pháp hành vi để điều trị bệnh.

- Một số loại thuốc giống nhau có thể sử dụng để điều trị cả hai chứng bệnh này.

Đau cơ xơ hóa có liên quan tới hội chứng ruột kích thích

Phương pháp điều trị đau cơ xơ hóa và hội chứng ruột kích thích

Trường hợp mắc cả hội chứng ruột kích thích và đau cơ xơ hóa sẽ được bác sĩ đề nghị sử dụng các loại thuốc kê đơn, bao gồm: 

- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Có thể sử dụng thuốc amitriptyline để cải thiện triệu chứng bệnh.

- Các chất ức chế tái hấp thu SNRI: Sử dụng thuốc duloxetine.

- Thuốc chống động kinh: Các loại thuốc gabapentin (Neurontin) và pregabalin (Lyrica). 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể áp dụng các liệu pháp không dùng thuốc để điều trị bệnh như: Liệu pháp nhận thức hành vi; Chăm chỉ luyện tập thể dục; Tránh stress.

Như vậy, khi bị đau cơ xơ hóa, hội chứng ruột kích thích hoặc mắc cả hai bệnh này, tốt nhất người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ về triệu chứng bệnh để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bình luận/hỏi đáp

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Loading...
DMCA.com Protection Status