Dân văn phòng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ

Dân công sở thường mắc một số thói quen xấu khi ngồi làm việc gây ảnh hưởng tới sức khỏe như ngồi sai tư thế, cúi gập cổ thường xuyên,ngồi quá lâu một chỗ, ngủ gục trên bàn, ít vận động… Chính những yếu tố này đã trở thành nguy cơ góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống cổ.

Nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ ở những người ngồi máy tính nhiều

Bệnh thoái hóa cột sống là một quá trình diễn ra tự nhiên và không thể tránh khỏi khi tuổi tác tăng cao. Tình trạng thoái hóa có tiến triển âm thầm, xảy ra phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi 40 – 50 tuổi. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường gặp ở những người làm việc văn phòng, nguyên nhân là do thói quen làm việc thiếu khoa học, ít vận động và chế độ dinh dưỡng bất hợp lý.

Sở dĩ người làm việc văn phòng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ là bởi vì đa phần nhóm người này phải ngồi trước máy tính trong thời gian dài. Tư thế ngồi thường là cúi gập cổ hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, ít vận động... Hơn nữa, người làm việc văn phòng đa số khi ngồi có thói quenngả về phía trước hoặc lưng không thẳng. Chính thói quen này khi kéo dài sẽ gây áp lực lên các nhóm cơ, đĩa đệm ở cổ và lưng, khiến cột sống bị vi sang chấn, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Dân văn phòng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ

- Tình trạng đau mỏi, cứng ở cổ, không quay được cổ và cơn đau tăng lên…

- Buổi sáng thường xuất hiện các cơn đau đầu quanh vùng thái dương, trán, 2 hố mắt.

- Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể lan tới đỉnh đầu và khiến người bệnh bị đau vai, tê tay, ta mất cảm giác…

- Xuất hiện cơn đau âm ỉ, đau nhiều khi thời tiết thay đổi.

Tính chất của bệnh thoái hoá đốt sống cổ 

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý khá nguy hiểm với các triệu chứng như đau cổ, cứng cổ, khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động xoay cổ. 

Khi thoái hóa đốt sống cổ tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể đau lan đến đỉnh đầu, đau sang một hoặc 2 bên vai và tay, khiến người bệnh bị tê hoặc mất cảm giác ngón tay. 

Tình trạng thoái hóa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến nguy hiểm như: Người bệnh bị yếu tứ chi; Bị rối loạn dây thần kinh thực vật khiến người bệnh không tự chủ động được việc đại tiểu tiện; Trường hợp nặng có thể gây bại liệt.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang có nguy cơ trẻ hóa, nguyên nhân là do nhiều người trẻ tuổi đang khá chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe cột sống. Thông thường, chỉ tới khi cơn đau xuất hiện khiến người bệnh không chịu nổi thì mới đi khám, thậm chí tự mua thuốc giảm đau về sử dụng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc giảm đau sẽ có nguy cơ bị thủng dạ dày, suy gan, trường hợp nặng có thể bị nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ.

Dân văn phòng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ

Phương pháp giúp dân công sở phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ 

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ khiến người bệnh khó chịu bởi các cơn đau, thậm chí bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng tránh tình trạng thoái hóa đốt sống cổ cần thực hiện lối sống lành mạnh, khi ngồi làm việc cần chú ý đúng tư thế, có chế độ thực phẩm giàu dinh dưỡng…sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

- Tư thế ngồi làm việc đúng là: Ngồi phải thẳng lưng, không ngửa đầu ra sau, không cúi sát gần màn hình vi tính, cánh tay đặt 2 bên sao cho khuỷu tay tạo với cơ thể 1 góc 90 độ, luôn giữ cho cổ tay thẳng, 2 chân chạm sàn. Ghế ngồi làm việc luôn giữ độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Để màn hình máy tính thẳng ngay trước mặt đúng tầm nhìn thích hợp. Tránh để màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.

- Massage cổ thường xuyên, vận động các khớp để tránh bị cứng khớp. 

- Cứ mỗi 1 – 2 giờ làm việc hãy dành ra 2 – 3 phút để tự thực hiện tự xoa bóp vai, cổ gáy.

- Luôn giữ trạng thái cân bằng tâm lý, tránh tình trạng stress, căng thẳng.

- Thường xuyên vận động để tránh tình trạng vẹo cổ.

- Tránh lao động quá sức.

- Không nên mang vác hoặc gánh quá nặng.

- Không thuốc lá để tránh gây ức chế khả năng hấp thu dinh dưỡng của xương, khớp.

- Tăng cường vận động, tránh luyện tập các bài tập gây bất lợi cho đốt sống cổ.

- Xây dựng chế độ độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý.

- Ngủ đủ giấc, kể cả giấc ngủ ngắn vào buổi trưa cũng rất quan trọng.

Trên đây là một số chia sẻ về Dân văn phòng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ. Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc sức khỏe xương khớp tốt hơn!

Bình luận/hỏi đáp

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Loading...
DMCA.com Protection Status