Đột quỵ là tình trạng não bị gián đoạn nguồn cung cấp máu khiến cho một phần hoặc cả một mạch máu trong não bị vỡ làm máu tràn vào xung quanh các tế bào não. Các tế bào não sẽ chết khi nó không còn nhận được oxy và chất dinh dưỡng.
Một số triệu chứng của đột quỵ
- Người bệnh sẽ bị tê hoặc liệt đột ngột, thườnglà ở một bên của cơ thể.
- Rơi vào tình trạng nhầm lẫn.
- Xuất hiện dấu hiệu khó nói hoặc không hiểu lời người khác nói.
- Có dấu hiệu bịrối loạn cảm xúc, suy giảm thị lực.
- Cảm thấy chóng mặt, dẫn tới mất thăng bằng.
- Có những trường hợp có thể bịđau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân...
Những dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng đột quỵ
Đột quỵ có được chia thành 3 loại là: Thiếu máu cục bộ; Xuất huyết não; Thiếu máu não thoáng qua.
Mỗi trường hợp đột quỵ thường có triệu chứng khác nhau, có những người bệnh chỉ cảm thấy hơi căng thẳng, khó diễn tả suy nghĩ của mình hoặc khó vận động. Tuy nhiên, đột quỵ thường có một số dấu hiệu phổ biến nhất, đó là:
- Dấu hiệu nhận biết ở mắt: Xảy ra tình trạng suy giảm thị lực, người bệnh cảm thấy khó nhìn ở một hoặc cả 2 bên mắt.
- Dấu hiệu trên khuôn mặt: Do tổn thương dây thần kinh nên người bệnh có cảm giác bị tê liệt đột ngột và một bên mặt có dấu hiệu rũ xuống. Người bệnh gặp khó khăn trong việc giao tiếp, có trường hợp còn bị méo miệng.
- Dấu hiệu nhận biết ở dạ dày là cảm giác bị đầy bụng, khó chịu.
- Dấu hiệu ở đầu thường là xuất hiện các cơn đau đầu dữ đội.Một số trường hợp có thể cảm thấy hoa mắt, chóng mặt mà không rõ nguyên nhân.
- Dấu hiệu ở tay và chân: Dễ nhận biết nhất đó là chân tay đột ngột bị yếu đi, khó vận động, di chuyển cũng khó khăn. Trường hợp nặng có thể bị liệt.
- Dấu hiệu toàn thân: Người bệnh thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó thở hoặc thậm chí có thể bị ngất.
Các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ
- Protein (đạm): Giữ ở 0,8 gr/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Nên chọn các thực phẩm ít cholestorol, ưu tiên sử dụng nhiều hơn các loại đạm thực vật, có nhiều trong đậu, đậu tương, các loại đỗ.
- Chất béo: 25 - 30 gr/ngày, trong đó tỉ lệ chất béo động vật là 1/3, còn dầu ăn thực vật chiếm 2/3. Các loại dầu tốt nhất là dầu vừng, dầu lạc. Cac axit béo trong dầu thực vật có tác dụng giảm nguy cơ bị đột quỵ, nhất là các trường hợp xuất phát từ sự hình thành các cục máu đông ở não.
- Vitamin và chất khoáng: Có nhiều trong các loại rau, củ, quả. Trong thành phần của các thực phẩm này rất giàu kali. Nghiên cứu khoa học cho thấy những người nạp ít hơn 1500 mg kali/ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 28% so với những người tiêu thụ 2.300 mg kali/ngày. Trong một quả chuối chín có 400 mg kali, tương đương với lượng của một ly nước cam ép, hoặc 1 củ khoai tây nướng.
Một nguyên tố vi lượng quan trọng khác là axit folic (vitamin B9) với khả năng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp cũng như lượng cholestorol trong máu. Nó có nhiều trong các loại quả chua, rau lá xanh, đậu, gạo, ngũ cốc. Các nghiên cứu cho thấy việc nạp 300 mcg axit folic mỗi ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ 20%; Đồng thời nguy cơ bị mắc các bệnh lý liên quan tới tim mạch cũng giảm 13%.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh đột quỵ
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị đột quỵ cần phải tuân thủ các nguyên tác sau:
- Thức ăn dễ tiêu hóa, nên mềm hoặc chế biến ở dạng lỏng như cháo, súp, sữa.
- Nên ăn 3 - 4 bữa/ngày, không ăn quá no.
- Ăn nhạt, chỉ nên sử dụng 3 - 5 gr muối/ngày. Do người bệnh không bài tiết được nhiều muối và nước do bị tụ máu ở tĩnh mạch và gây phù. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn mà trong thành phần có nhiều muối như: Bánh mỳ, thịt xông khói, xúc xích, pa tê...
- Giảm năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế tăng cân. Tính toán để khống chế ở mức 30 - 35 calo trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Chủ yếu là từ các loại rau củ, khoai, đậu, đỗ, miến...
- Hạn chế thức ăn lên men, gia vị cay nóng: Dưa, cà, hành muối...
- Hạn chế hoặc không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, trà...
* Ngoài ra để phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ cần:
- Bỏ thuốc lá do đây là yếu tố gây nên các bệnh liên quan tới mạch mão.
- Tầm soát và kiểm soát tốt bệnh cao huyết áp, do đây là nguyên nhân đầu bảng gây tai biến mạch máu não.
- Phòng và điều trị tốt bệnh tiểu đương, do đây là nguyên nhân tạo thành các mảng xơ vữa lớn, tạo các cục máu đông ở bênh trong lòng mạch, vẫn tới tình trạng thiếu máu não.