Polyp hậu môn là tình trạng ở lớp niêm mạc hậu môn xuất hiện những u nhú, Nếu những u nhú này mọc ở gần hậu môn và phát triển nhiều sẽ sa ra cả ngoài hậu môn giống như bị trĩ; vì vậy, nhiều trường hợp bệnh polyp hậu môn có thể bị nhầm lẫn với bệnh trĩ và một số bệnh khác ở khu vực hậu môn, trực tràng.
Triệu chứng của bệnh polyp hậu môn là bị đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn, nhất là mỗi khi đi đại tiện; bệnh cũng gây ra chảy máu và khó khăn khi đại tiện.
Nguyên nhân xuất hiện bệnh polyp hậu môn chủ yếu là do chế độ ăn uống, dinh dưỡng không đảm bảo khoa học, cân bằng tiêu hóa, ví dụ như ăn nhiều thực phẩm chứa axit; hoặc do bị tổn thương vùng hậu môn như áp xe hậu môn, viêm nhiễm hậu môn, ống hậu môn bị cong, hẹp. Ngoài ra, cũng có trường hợp bị bệnh do yếu tố di truyền.
Những triệu chứng của bệnh polyp hậu môn khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, phiền toái, căng thẳng và mất tự tin trong giao tiếp, công việc. Tình trạng chảy máu hậu môn nếu nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh vì gây ra mất máu, thiếu máu, làm người bệnh có thể bị chóng mặt, choáng, ngất…
Không những vậy, bệnh polyp hậu môn còn gây đau bụng, tiêu chảy; dễ gây viêm nhiễm ở hậu môn và biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác như áp xe hậu môn, rò hậu môn, thậm chí là ung thư đại trực tràng. Khi di truyền từ cha, mẹ sang con, bệnh polyp hậu môn có thể làm trẻ em bị chảy máu đường tiêu hóa rất nguy hiểm.
Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng bệnh polyp hậu môn, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời, tránh tình trạng để bệnh tiến triển nặng.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh xuất hiện và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, với những thức ăn dễ tiêu hóa, có tác dụng giải nhiệt cơ thể, ngăn ngừa táo bón để hạn chế triệu chứng bệnh.
Cụ thể, nên bổ sung thêm chất xơ trong thực đơn hàng ngày vì chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng. Các thực phẩm nhiều chất xơ là các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và hoa quả tươi.
Dồng thời, ưu tiên các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như rau mùng tơi, rau dền, diếp cá, rau khoai lang…Các loại quả là chuối chín, đu đủ, cam, bưởi, quýt…có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho người bệnh bị polyp hậu môn.
Đặc biệt, người bệnh cũng nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất sắt, bổ máu để bù lượng máu bị mất do triệu chứng bệnh. Các thực phẩm đó là gan gà, cua, cá, các loại hạt hướng dương, hạt điều, vừng…
Cuối cùng, uống đủ lượng nước cho cơ thể, ít nhất khoảng 2 lít mỗi ngày là cách giúp tiêu hóa tốt, phòng tránh các bệnh về đường ruột và cả bệnh polyp hậu môn rất hiệu quả.
Cùng với việc bổ sung các thực phẩm nên ăn để tốt cho quá trình điều trị bệnh, người bệnh cũng nên tránh các thực phẩm gây trầm trọng thêm tình trạng bệnh như: các đồ ăn chế biến sẵn; các thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ; các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, tinh bột, chất béo khó tiêu; tránh các chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có ga…