Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, có thể là động mạch vành phải, động mạch vành trái, hoặc các nhánh của nó. Lúc này vùng cơ tim do nhánh mạch bị tắc nuôi dưỡng sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡngdẫn đến hoại tử, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng bơm máu của tim, thậm chí có thể gây suy tim, sốc tim, đột tử do tim.....
Ăn uống và tập luyện phù hợp sẽ giúp người bệnh sau nhồi máu cơ tim phục hồi nhanh hơn. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé.
Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim
Nguyên nhân phổ biến nhất là do tình trạng xơ vữa động mạch khi các mảng xơ vữa tích lâu ngày và bám vào thành mạch máu. Những người có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch:
- Người bệnh tăng huyết áp.
- Người nghiện thuốc lá.
- Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, đái tháo đường....
- Nam giới trong độ tuổi > 45 tuổi, nữ giới> 55 tuổi,
- Người thừa cân, béo phì.
- Những người ít vận động.
- Người bị Stress...
Triệu chứng bệnh nhồi máu cơ tim
Dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết nhất là cơn đau ngực với vị trí đau thường là ở sau ức hoặc ngực trái. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có cảm giác như ngực bị đè nặng, bóp nghẹt, siết chặt. Cơn đau ngực có thể lan lên cổ, lênhàm dưới, đau sang vai trái, sang bờ trụ tay trái, hoặc lan xuống vùng thượng vị.
Thời gian cơn đau thường kéo dài trên 30 phút và đi kèm một số triệu chứng như: khó thở, vã mồ hôi.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh không bị các cơn đau ngực mà chỉ có các triệu chứng:
- Cảm thấy mệt mỏi, khó thở
- Luôn có cảm giác hồi hộp, lo lắng
- Bị đau bụng ở vùng thượng vị
- Có cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn,
- Có thể xuất hiện tình trạng rối loạn ý thức...
- Trường hợp nặng có thể bị đột tử.
- Nhồi máu cơ tim dễ xảy ranhất là vào buổi sáng: từ khoảng 6 – 11 giờ, nhất là trong khoảng 3 tiếng đầu sau khi ngủ dậy.
Chế độ ăn cho người bị nhồi máu cơ tim
Chế độ ăn cho người bị nhồi máu cơ tim sẽ theo từng giai đoạn phục hồi:
Giai đoạn cấp tính (trong 1 tuần đầu tiên)
Người bệnh nên ăn thức ăn được nghiền nhuyễn, chia nhỏ các bữa (khoảng 6 bữa/ngày), ăn nhạt hoàn toàn. Thực phẩm nhuyễn và việc chia nhỏ giúp giảm gánh nặng cho tim cũng như hệ tiêu hóa, còn việc ăn ít muối giúp ngăn tình trạng tích nước gây phù.
Giai đoạn bán cấp (ở tuần thứ 2 - 3)
Tương tự như giai đoạn trước nhưng không cần phải quá nhuyễn. Người bệnh có thể ăn thêm khoảng 3 gr muối/ngày. Nên dùng thêm 1 lít chất lỏng, gồm: Nước lọc, canh, súp…
Giai đoạn liền sẹo (ở tuần thứ 4)
Thức ăn được cắt thành miếng nhỏ, lượng muối cho phép là 5 – 6 gr, chất lỏng 1,1 lít, và các chất béo, đạm cũng được tăng dần.
Thực phẩm tốt cho người bị nhồi máu cơ tim
- Thịt: Các loại thịt bò nạc, thịt bê, thị gà luộc bỏ da, cá rô.
- Ngũ cốc: Yến mạch, kiều mạch, gạo, cám lúa mì, ngô.
- Rau củ quả: Cà rốt, bông cải, bí đỏ, rau bina, táo, đào, và các loại rau xanh lá.
- Nước ép trái cây, mật ong (dùng thay cho đường), trà nhạt, sữa tươi, phô mai.
- Ngoài ra là một số loại thực phẩm khô giàu muối Kali như: Nho khô, quả mơ khô, và mận khô.
Thực phẩm người bị nhồi máu cơ tim nên kiêng
- Bánh ngọt, bánh bao, các loại kem.
- Mỡ, cá thịt hun khói, nội tạng động vật, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, da của các loại gia cầm (gà, vịt)… do chứa nhiều cholestorol gây áp lực cho tim. Các thực phẩm này cũng chứa nhiều chất oxy hóa gây tổn thương lòng mạch, làm tăng nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.
- Các loại đồ hộp, nước uống có gas, đồ muối, thực phẩm lên men như: Dưa chua, cà muối… để tránh bị đầy hơi.
- Rau diếp và củ cải là những thực phẩm chứa nhiều axit oxalic không nên ăn.
- Nên bỏ rượu, bia, thuốc lá… bởi chúng gây kích thích hệ thần kinh, suy giảm chức năng tim, kéo dài quá trình phục hồi bệnh.
Những người sau khi được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cần được thở oxy hỗ trợ. Cần cho người bệnh dùng các thuốc giảm đau ngực, kiểm soát nhịp tim, tăng co bóp cơ tim. Những trường hợp nặng sẽ phải can thiệp mạch vành.